Trong nhịp sống hiện đại, nhu cầu giải trí với mỗi cá nhân và gia đình rất cao. Vì vậy phòng chiếu phim gia đình ngày càng được các gia đình đầu tư. Cùng tìm hiểu một số mẹ để có một không gian phòng chiếu như ý nhé. 

1. Chọn máy chiếu và màn hình

Kích thước màn hình chiếu: chiều ngang lý tưởng là 3m tương đương 100 inch

Loại máy chiếu: nên chọn màn hình có khung cố định để đảm bảo độ phẳng. Bạn nên chọn màn chiếu trắng nếu căn phòng chiếu phim của bạn kiểm soát ánh sáng tốt. Nếu phòng có ánh sáng lọt ra ngoài thì bạn nên chọn màn hình chiếu xám để tăng cường độ tương phản cho hình ảnh rõ nét hơn.  

Chọn máy chiếu phù hợp với màn hình để cho chất lượng hình ảnh sắc net nhất

Đây là bước quan trọng nhất quyết định màu sắc và sự sống động của bộ phim. 

2. Trang trí nội thất trong phòng 

Sẽ không còn xa lạ mà đầy nghệ thuật với không gian bài trí ghế lười hạt xốp cho phòng xem phim tại gia. Êm ái, dễ dàng xê dịch nếu có bất cứ phát sinh gì về số người hay thay đổi khoảng cách ngồi xem. Chứ không hề cồng kềnh, nặng nề như những bộ sofa thông thường. Việc vệ sinh cũng đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng vô vùng với thiết kế hai lớp tách biệt có khoá kéo của ghế lười hạt xốp.

Từ phong decor vintage đến phòng cách hiện đại, sang chảnh, ghế lười hạt xốp đều có mẫu mã đa dạng cho bạn lựa chọn. 

Bạn có thể ngồi thẳng, ngồi tựa, ngả lưng hay thậm chí là nằm trên chiếc gối lười. Đầy đủ tư thế miễn bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ nhất.


Vấn đề chi phí cũng quan trọng bởi hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn chiếu đã ngốn khá nhiều chi phí. Làm sao để cân đối mà vẫn có một không gian đẹp. Ghế lười hạt xốp với mức giá chưa đến một triệu đồng mỗi ghế sẽ là lựa chọn hợp lý cho gia đình bạn.

Nếu bạn muốn có thêm một góc để nằm hoàn toàn có thể sắm thêm chiếc nệm thú bông đáng yêu. Đặt ngay cạnh chiếc ghế lười hạt xốp, trở thành combo trọn vẹn. 

3. Hệ thống âm thanh

Bộ khuếch đại âm thanh: khá đắt đỏ song đưa bạn vào thế giới âm thanh sống động trên cả tưởng tượng.

Các loại loa: 

  • Loa center: mục đích trải rộng trường âm thanh
  • Loa vệ tinh: gồm có bên trái và bên phải. Chức năng của 2 loa trước này chính là tái tạo hầu hết hiệu ứng âm thanh, nhịp điệu trong một bản nhạc. Đồng thời cũng được sử dụng để đối thoại khi giọng nói di chuyển sang trái hoặc phải của màn hình.

Ngoài ra nếu kinh phí cho phaep bạn cũng có thể tham khảo loa xung quanh, Loa subwoofer (siêu trầm), Loa Atmos (loa âm trần).

Nên xây dựng ở tầng trên cùng tách với các phòng khác hoặc sử dụng chất liệu cách âm. Vì âm thanh trong phòng chiếu to, như vậy sẽ đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác. Nhớ sử dụng đa cách ấm: cách âm tường nhà, cách âm trần nhà và cách âm sàn nhà.

Khuyến khích bạn sử dụng hệ thống dây âm tường cho dàn âm thanh, giúp không gian phòng chiếu thêm phần thẩm mỹ. Một lưu ý nữa, bạn cũng nên thiết kế sơ đồ dây âm thanh sao cho ngắn nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

4. Yếu tố ánh sáng

Đặt đèn sao cho ánh sáng không phản chiếu vào màn hình. Ngoài các đèn chính sẽ kết hợp các đèn nháy phụ để tạo không gian mờ ảo cho phòng chiếu phim gia đình.

Sử dụng thêm rèm cửa để hạn chế ánh sáng chiếu vào. Đảm bảo bầu không khí sẽ có lúc tối nhất có thể. 

5. Khoảng cách từ ghế đến màn hình

Khoảng cách từ ghế đến màn hình tiêu chuẩn 4m để không gây tác động tiêu cực đến thị giác.